image banner
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

UBND XÃ QUẢNG NINH

HỘI KHUYẾN HỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Quảng Ninh, ngày 02 tháng 8 năm 2024

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

 

1.     Thế nào là một xã hội học tập?

 

Xã hội học tập là một xã hội, trong đó, mọi người dân có nhu cầu học tập đều được đáp ứng và đều có nghĩa vụ học tập. Xã hội tạo cơ hội và điều kiện để công dân nào cũng được học tập. Trong xã hội học tập, ai cũng được học hành, học thường xuyên, học suốt đời, trong đó ý thức tự họchọc một cách tự giác là yếu tố quyết định nhất. 

2. Quan điểm chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của Đảng và Nhà nước ta như thế nào? 

Đảng và nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và xác định giáo dục con người là hàng đầu.

Một là: Mọi công dân đều phải học tập suốt đời để trở thành người lao động có nghề, có năng suất lao động cao để cải thiện cuộc sống bản thân, làm giàu cho gia đình và cho cộng đồng, đóng góp xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc. 

Hai là: Mọi công dân, mọi gia đình, dòng họ, mọi cộng đồng dân cư, mọi lực lượng xã hội… đều có trách nghiệm tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng được học hành, ai cũng thực hiện được nhiệm vụ học tập suốt đời, bảo đảm mọi người đều bình đẳng xã hội và được công bằng xã hội về giáo dục.  

Ba là: Phải xây dựng một hệ thống giáo dục để phục vụ việc học tập suốt đời của người dân, trong đó có sự gắn kết, liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, giữa giáo dục thế hệ trẻ với giáo dục người lớn. 

3. Giáo dục người lớn là gì? 

Trên thực tế, Giáo dục người lớn chính quy là việc tổ chức học tập theo một chương trình cụ thể, có kế hoạch tổ chức và có người hướng dẫn. Người học xong khóa học được công nhận qua chứng chỉ, văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ nghề nghiệp nhất định. 

Giáo dục người lớn không chính quy là quá trình tổ chức học tập cho người lớn để đáp ứng nhu cầu mà đời sống và xã hội đang đòi hỏi. Việc học tập của người lớn không định hướng văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Khi đã có năng lực tự học, nhiều người lớn học tập một cách tự phát hoặc ngẫu nhiên. Đứng trước những tri thức mới, nếu thấy hay hoặc thấy cần, nhiều người lớn tiến hành học tập đúng với nghĩa cần gì học nấy. 

4. Vì sao cần tổ chức học tập cho người cao tuổi? 

 Người cao tuổi là người đã qua thời kỳ lao động nghĩa vụ, nam trên 60 và nữ trên 55 tuổi.  

 

Khi tuổi thọ trung bình của dân tộc tăng lên thì nhiều người cao tuổi về hưu còn đang nhiều tiềm năng hoạt động. Hiện nay, ở nước ta, nhiều người trong độ tuổi 60 – 75 còn khá sung sức trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo thế hệ trẻ, tổ chức sản xuất nghề truyền thống, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và nhất là các công việc mang tính nhân đạo, từ thiện. 

Do người cao tuổi còn có nhiều tiềm năng hoạt động nên việc tổ chức học tập thường xuyên cho họ là rất cần thiết. Họ có nhiều thời gian rảnh rỗi so với khi còn tham gia lao động nên việc tiếp cận với những hình thức học tập không chính quy là khá thuận lợi. 

5. Nội dung học tập của người cao tuổi gồm những vấn đề cơ bản nào? 

- Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin để người cao tuổi mở rộng phạm vi giao tiếp xã hội, cập nhật thông tin, đáp ứng nhu cầu tự học và giải trí trên các mạng. 

- Tổ chức các lớp học theo chương trình chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật sản xuất để nâng cao năng suất và tăng thu nhập, giúp một số người cao tuổi có việc làm thêm để cải thiện đời sống.  

- Mở các lớp huấn luyện về bảo vệ sức khỏe, tập luyện dưỡng sinh, những kiến thức cơ bản về sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, cách phòng chống bệnh tật… 

Học tập là phương pháp rèn luyện sức khỏe tinh thần có ý nghĩa lớn lao đối với việc giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe và sống có ích trong xã hội hiện đại. 

6. Thế nào là mù chức năng? 

Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã luôn nâng cao và đổi mới liên tục trình độ trang thiết bị sản xuất, đổi mới kỹ thuật và công nghệ chế tạo sản phẩm cũng như trong công việc hành chính, sự nghiệp, giảng dạy, nghiên cứu khoa học… và phương pháp quản lý nhà máy, doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, trường học v.v… 

Trong lao động, khi các kỹ năng hiện có không còn đáp ứng được những nhiệm vụ mới, con người rơi vào trạng thái bị mù chức năng, thiếu hụt những kỹ năng tiến hành các hoạt động. 

Người lao động, từ những nông dân đến những công nhân kỹ thuật, những cán bộ công chức trong hệ thống hành chính – sự nghiệp, những giáo viên và cán bộ giảng dạy, những nhà quản lý kinh tế và quản lý xã hội v.v… đều có thể bị mù chức năng. Do vậy, các khóa bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao tri thức khoa học … để giúp người lao động tránh mù chức năng… cần được tổ chức thường xuyên. Không một ai trong xã hội có thể khẳng định mình không mù chức năng.  

Học tập suốt đời là điều kiện để con người khắc phục tình trạng mù chức năng. Tinh thần tự học là cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối với việc trau dồi những chức năng cần thiết theo phương châm “Cần gì học nấy” để hành nghề có năng suất cao, đạt chất lượng cao. 

7Công dân học tập là gì? 

Công dân học tập là thành viên của xã hội học tập. Không có công dân học tập thì không thể có xã hội học tập. Vì thế, khi chúng ta vận động nhân dân xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, việc quan trọng, nhất thiết phải làm là phải giúp người dân học tập suốt đời để mỗi người trở thành công dân học tập. 

 8. Thế nào là một gia đình học tập?

Nếu coi gia đình là tế bào của xã hội thì gia đình học tập là tế bào của xã hội học tập, nói cách khác, gia đình học tập là cấu trúc cơ sở của xã hội học tập.

9. Thế nào là một dòng họ học tập? 

Dòng họ ở đây được hiểu là một chi hay một nhánh của một dòng họ - một cộng đồng huyết thống. “Dòng họ học tập” là dòng họ có Quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên, khuyến khích mọi người trong dòng họ học tập thường xuyên.

10 Thế nào là một cộng đồng học tập? 

Khái niệm “cộng đồng” ở đây dùng để chỉ một thôn, một cộng đồng dân cư nằm trên một địa bàn xã, phường, thị trấn. 

 cộng đồng học tập là số gia đình học tập phải chiếm ít nhất 50%/ tổng số gia đình trong thôn đạt gia đình học tập./.

Để làm rõ một số nội dung xây dựng xã hội học tập Thường trực Hội khuyến học xã tổng hợp những nét cơ bản để nghân dân được hiểu rõ hơn, xin trân trọng cảm ơn./.

                                                    Người viết bài

CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC

 

 

Đỗ Thị Diện

 

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG NINH - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG -TỈNH THANH HÓA
Địa chỉ: Xã Quảng Ninh - Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa
Người phát ngôn: Ông Mai Xuân Chiến - Chủ tịch UBND xã.
Bản quyền thuộc về: UBND Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa.