Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
THÔNG BÁO Về việc chăm sóc bón thúc đợt 2 và phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ xuân năm 2024

    

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ QUẢNG NINH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

         Số:    /TB- UBND

 

  Quảng Ninh , ngày 28 tháng 03 năm 2024

 

 

                                                    

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG BÁO

Về việc chăm sóc bón thúc đợt 2 và phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ xuân năm 2024

 

 

Kính gửi:

                                           - Các ông trưởng thôn;

                                         - Các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã.

Hiện nay, các trà lúa vụ Xuân đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái ,điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời cũng là điều kiện để các đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại trên đồng ruộng.

Qua kiểm tra của Thực tế đồng ruộng của các thôn hiện nay đã có một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như chuột, bệnh đạo ôn lá, khô vằn... Trước tình hình trên, để tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo năng suất cuối vụ, UBND xã  hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ Xuân năm 2024, cụ thể như sau:

1. Đối với việc chăm sóc lúa.

          Khi lúa bước vào giai đoạn cuối đẻ nhánh (đẻ đủ số nhánh hữu hiệu) nên hạn chế cho lúa đẻ các nhánh vô hiệu bằng cách tháo nước vào ruộng ở mức từ 7 – 10 cm hoặc rút cạn nước.

          Khi cây lúa bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng cần tiến hành bón thúc lần 2 với số lượng cụ thể như sau: Tính cho 01 sào 500 m2

          Lúa lai: 1-2 kg đạm ure + 5-6 kg Kali clorua

          Lúa thuần: 1-2kg đạm ure + 3-4 kg Kali clorua

          Lưu ý:

          - Có thể dùng phân tổng hợp NPK để bón cho lúa; bón theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Khuyến khích bón các loại phân tổng hợp NPK hữu cơ để cải tạo đất. 

          - Nếu ruộng lúa màu xanh đậm thì không nên bón thêm đạm mà chỉ bón thêm kaliclorua.

          - Kết hợp duy trì mực nước trên ruộng 2-3cm, đảm bảo cho cây lúa làm đòng được thuận lợi.

2. Đối với việc phòng trừ dịch hại.

- Đối với chuột: Thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đứng cái - ôm đòng nên cần tổ chức tuyên truyền, phát động nông dân tích cực tham gia diệt chuột.  Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thủ công như dùng bẫy bán nguyệt, bẫy sập, ... hoặc dùng các loại thuốc hóa học hiệu quả như: Gimlet 0.2GB;    Cat 0.25WP;  Klerat 0.05%; Rat - kill 2%DP... để phòng trừ.

- Đối với bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ gây hại trung bình trên một số chân ruộng gieo cấy, sạ dày, bón thừa đạm.

Sử dụng một trong các loại thuốc BVTV hiệu quả cao để phòng trừ bệnh như: Nevo 330EC, Nativo 750WG; Tilt super 300EC.

- Đối với bệnh đạo ôn lá: Phát sinh gây hại từ nhẹ - trung bình trên một số diện tích lúa đẻ nhánh, chân ruộng gieo cấy, sạ dày, bón thừa đạm, gieo cấy giống nhiễm như Nếp, TBR225, Bắc thịnh...

Sử dụng một trong các loại thuốc có hiệu quả cao để phòng trừ bệnh đạo ôn như: Angate 75WP, Filia 525SE,  Beam 75WP, NewTec 300 SC, Ninja 35EC, Kasoto 20 SC,... nếu bệnh gây hại nặng, cần phun nhắc lại lần 2 sau lần một 3-5 ngày, luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, phun khi lá lúa khô sương và phun ướt đẫm thân, lá lúa.

Chú ý: Hướng dẫn bà con sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” và thu gom bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng nơi quy định.

 

Nơi nhận:

- 5 thôn (t/h);

- Lưu VP.

 

 

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

                 Lữ Trọng Chung